Hiểu về bản chất nước xả vải và các mối nguy

Hiểu về bản chất nước xả vải và các mối nguy

Nước xả vài đang ngày được sử dụng rộng rãi, khiến những người giúp việc theo giờ lúng túng trong các sử dụng và không hiểu bản chất, cũng như những nguy cơ khi sử dụng. Để trở nên chuyên nghiệp trong mặt người sử dụng dịch vụ giúp việc nhà, người giúp việc nên hiểu được bản chất của nước xả vải cũng như công dụng, cách sử dụng và các mối nguy khi sử dụng chúng. 

1. Tác dụng của nước xả vải. 

Nước xả vải đầu tiên được phát triển trong ngành công nghiệp dệt may vào đầu thế kỷ 19. Chất làm mềm vải được biết sớm nhất vào năm 1900 là chất cải thiện độ mềm sau khi nhuộm. Nước xả vải thông thường có 6 phần nước, 3 phần xà bông, 1 phần ôliu, ngũ cốc, và mỡ động vật. Vào năm 1960 một vài hãng phân phối chính như Procter and Gamble đã bán thành phần nước xả vải sử dụng cho gia đinh. Sự phát triển của sản phẩm này tăng đột ngột trong thập kỷ tiếp theo khi mà các nhà sản xuất phát triển nhiều công thức mới nhằm cải thiện độ xốp và hương thơm. Mặc dù phát triển nhanh nhưng nước xả vải cũng đã trải qua những vấn đề không phù hợp như : thành phần của chất làm mềm không tương thích với thành phần chất tẩy rửa và chúng không làm tăng khả năng giặt rửa cho đến khi loại hết chất tẩy rửa. Ban đầu, nó chỉ giới hạn trong nhu cầu làm mềm vải của khách hàng sau khi giặt nếu họ muốn quần áo mềm mại hơn. Nước xả vải là một thành phần chất lỏng được thêm vào máy giặt trong suốt quá trình xả làm cho quần áo mềm mại hơn. Cơ chế của những hợp chất này là phủ lớp bôi trơn lên vải để làm nó cảm thấy mềm hơn, chống bám tĩnh điện và đưa vào hương thơm. Những lợi ích của chất làm mềm, lợi ích cơ bản: 

a) Mềm mại

Mềm mại đã được định nghĩa bởi Mallinson là một cảm giác ưa thích đối với tay. Chất làm mềm ngăn ngừa sự tăng cứng vải, thường được quan sát sau quá trình giặt với chất bột giặt trong máy giặt và giữ áo quần trong trạng thái muốn sử dụng. 

Sự cải thiện cảm giác đối vải sợi và sự tiện lợi có thể nhận thấy rõ ràng trên mỗi đơn vị cotton nhưng những hiệu quả của chất làm mềm chỉ có thể nhận thấy ở trên các loại vải như wool, viscose, acetate, polyamide, and polyester. 

b) Chống tích điện

Sợi cellulose như là cotton và viscose không phát sinh tĩnh điện dưới độ ẩm thông thường. Tình huống này thì hoàn toàn khác so với sợi tổng hợp ở độ ẩm xung quanh thấp chẳng hạn vào mùa đông hoặc trong quá trình làm khô. Sự bám tĩnh tiện diễn ra trong quá trình làm khô bằng máy làm khô. Trong khu vực khí hậu khô sự ma sát có thể phát sinh điện trên quần áo bởi vì sợi tổng hợp tiếp xúc với da và hút bụi. 

Những hiệu ứng này thì làm khó chịu đối với khách hàng và vấn đề trở nên cần thiết khi mà sợi tổng hợp sử dụng ngày càng nhiều. Nghiêm trọng hơn nhiều là những mối nguy hiểm cháy nổ tạo ra bởi nếu tính tĩnh điện trong sản xuất quần áo trong một bầu không khí của một dung môi dễ cháy. Những vấn đề phiền phức này được giải quyết bằng việc sử dụng chất làm mềm. 

c) Hương thơm

Thật dễ nhạn thấy rằng giữa nhà sản xuất chất làm mềm và người sử dụng sản phẩm mua chỉ vì sản phẩm có tính thơm. Đây có thể là sự thật hoặc không, mùi của sản phẩm thì chắc chắn là một trong những đặc tính chìa khóa bởi vì mùi dễ chịu là tính hiệu đầu tiên của hiệu quả chất làm mềm. Sự khác biệt giữa những chất làm mềm vải với nhau và chịu những yêu cầu cho sản phẩm mới. Nhà sản xuất nước hoa có thể cung ứng đối với những đôi hỏi khắc khe nhất vì thế nó rất đắc. 

Hương liệu có thể cung cấp cho một thị trường lớn. Đáng kể thời gian, công sức, tiền bạc đã được cống hiến cho sự phát triển của một mùi thơm của chất làm mềm. Chất làm mềm phải có mùi hương dễ chịu khi chứa trong chai lọ và cho mùi thông thường và dễ chịu khi giặt. Mùi thơm phải đật được trong các giai đoạn như bỏ chất làm mềm vào máy giặt, khi lấy ra khỏi máy sấy khô hay khi ủi. 

d) Trơn phẳng và ủi dễ dàng

Ủi nóng thường là cần thiết để loại nếp nhăn cho quần áo cotton. Chất làm mềm vải cải thiện sự dễ chịu và hiệu quả của quá trình giặt ủi. Các chất hoạt động này làm việc giống như dầu nhờn và các sợi bôi trơn. Kết quả là, các sản phẩm may mặc ít nhăn hơn và sự ma sát bị giảm. Giảm từ 10 đến 20% thời thời ủi, nó đặc biệt có ý nghĩa trong công nghiệp giặt ủi. Lợi ích như tạo cảm giác dễ chịu khi ủi và giảm nhăn tuy nhiên để khách hàng nhận thấy giá trị này thì ít hơn. 

Gần đây, một vài sản phẩm chăm sóc vải xuất hiện trên thị trường. Gọi là chất điều hòa vải, chúng thật sự làm mềm vải với các tính chất chống nhăn. Bằng cách tạo điều kiện dễ dàng cho các ủi, chúng đã mang đến cho người tiêu dùng tiêu tốn ít thời gian hơn trong công việc nhà buồn tẻ. Một trong những sản phẩm này hơn nữa sự biểu lộ nhận thức thẩm mỹ một cách hoàn toàn khác nhau từ chất làm mềm vải truyền thống, dẫn đến sự chú ý đặc biệt. 

So với chất làm mềm vải thông thường sự cải thiện mang lại bởi các chất điều hòa vải thì không hoàn toàn được nhận ở khách hàng. Khách hàng muốn nhiều hơn : tất cả là không ủi. Kết quả là thị trường vẫn ở mức thấp. 

e) Thời gian làm khô

Bởi vì gốc kỵ nước của chất hoạt động bề mặt chất làm mềm cho xơ sợi thấm nước ít hơn, chất làm mềm vải giữ lại nước ít hơn. Trong phạm vi của các hiệu ứng khác nhau. Bräuer et al. tường thuật rằng ít hơn 10% nước liên kết với sợi; thời gian xoay tròn giảm 40%. Lang và Berenbold tường thuật rằng độ ẩm có thể giảm từ 7 đến 15% hoặc thậm chí là 15 đến 20% so với độ ẩm khi làm khô vải thông thường. Những thời gian sấy trong máy sấy tumble cũng giảm. Trong một báo cáo của Berenbold về cắt giảm 14% trong thời gian sấy khô, dẫn đến giảm 12% năng lượng tiêu thụ. 

Ngược lại, xử lý vải cotton bằng chất làm mềm cho khả năng cải thiện độ thấm hơi nước, dẫn đến một cảm giác dễ chịu khi mặc. 

f) Bảo vệ sợi : 

Trong khi giặt và sấy khô, hoặc trong thời gian mặc, vải chịu tác động cơ học và hóa học làm hư vải. Chất làm mềm vải thay thế quá trình hoàn tất giặt bằng cách loại bỏ các chất tẩy rửa và làm trơn sợi, giảm ma sát giữa các sợi. Đây là kết quả trong giảm thiệt hại của sợi. Mặc dù việc bảo vệ sợi chỉ diễn ra khi các sản phẩm may mặc được sấy khô, không phải trong giặt rửa, chất làm mềm kéo dài tuổi thọ của sợi. Quần áo nhìn tốt hơn và mới hơn sau nhiều lần giặt. 

g) Chống vi khuẩn

Bởi vì các xu hướng cho việc giảm nhiệt độ giặt, vi khuẩn ngày càng trở thành mối đe dọa. Vi khuẩn và nấm là nguy hại vì chúng phá hủy vải, tạo ra mồ hôi, và gây ra sự kích ứng hoặc nhiễm trùng da. Domagk là người đầu tiên báo cáo các hoạt động chống khuẩn của chất hoạt động bề mặt cation trong 1935. Vì hầu hết thành phần các chất làm mềm vải dựa trên chất hoạt động cation, nó nghe có vẻ hợp lý để mong đợi các bảo vệ sinh học từ các sản phẩm này. Không phải tất cả các tác giả đồng ý về hiệu quả phụ này. 

 

2. Thành phần nước xả vải và công dụng của mỗi hóa chất 

Nước xả vải chứa rất nhiều hóa chất, mà mỗi hóa chất lại có những công dụng riêng của nó. Thành phần tiêu biểu của nước xả vải: Water (process aid), diethyl ester dimethyl ammonium chloride (Softening agent – chất làm mềm vải), Fragrance (Fragrance – chất tạo hương thơm), Starch (Structuring agent – tinh bột chất tạo cấu trúc), Ammonium chloride (Chlorine scavenger – chất khử clo dư), Calcium chloride (process aid – muối chất hỗ trợ chế biến), Formic acid (pH modifier – chất điều chỉnh độ axit), Polydimethylsiloxane (Anti-foam agent – chất chống tạo bọt), Liquitint™ Blue (colorant – chất tạo màu), Benzisothiazolinone (preservative – chất bảo quản), diethylenetriamine pentaacetate, sodium salt (chelate metals - phức chất ngăn kết tủa các kim loại nặng trong môi trường nước) 

Các thành phần có trong một sản phẩm xả vải gồm các chất làm mềm vải sợi, acid béo (như acid stearic), silicon (dạng dầu), ester glycerol, polyethylen glycol, chất thơm, màu, nước (loại không ion). Đôi khi người ta còn dùng thêm các muối vô cơ (dạng điện ly mạnh). Ngày nay, người ta còn bổ sung thêm chất diệt khuẩn để tránh sự tạo mùi hôi cũng như để giữ mùi thơm lưu lại lâu trên quần áo. 

Trong các chất làm mềm vải sợi trên, dạng distearyl là chất làm mềm kinh điển, không có tính độc hại cho người (hoặc rất ít tùy theo loại da của người tiêu dùng) do nó có nguồn gốc từ các chất béo tự nhiên, tuy nhiên ngày nay người ta ít sử dụng. Các chất làm mềm dạng imidazolin thì lại có khả năng gây kích thích da, làm cho da bị phỏng đỏ và ngứa khó chịu (tất nhiên nếu sử dụng lượng nhiều), do đó dạng imidazolin không thích hợp cho trẻ em và những người có lớp da mẫn cảm. Ngày nay, người ta thường sử dụng diesterquat và esterquat làm chất làm mềm chính. Những chất này có cấu tạo gần giống polypeptid (kháng khuẩn tự nhiên do lớp da tiết ra qua tuyến chất nhờn và mồ hôi nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn) do đó các chất này vừa có khả năng làm mềm vải sợi và vừa có tính diệt khuẩn. 

Acid béo và silicon chỉ nhằm mục đích làm đặc sản phẩm. Acid béo thì không có tác hại gì trên da, silicon cũng không có tác hại gì. Ester glycerol và polyethylen glycol là chất nhũ hóa, giúp cho chất thơm tan được vào sản phẩm. Ester glycerol có nguồn gốc từ chất béo tự nhiên nên xem như vô hại, polyethylen glycol cũng vô hại đối với da. 

 

3. Những yêu cầu đối với chất làm mềm 

Hương liệu và độ nhớt thì ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về sản phẩm. Hương thơm mang lại cảm giác thích thú của người tiêu dùng về sản phẩm. Độ nhớt của lần xả cuối cùng có liên quan đến tính thương mại của sản phẩm. Mong muốn của khách hàng cũng thay đổi theo thời gian. Ngày nay khách hàng có những đòi hỏi sản phẩm phải tiện lợi ở mức độ cao nhất và tỉ lệ giá cả/chất lượng là tốt nhất. Các lợi ích mà nước xả vải cần mang lại là :

Mang lại cảm giác (mềm mại) và mùi dễ chịu. 

Điều khiển quá trình tích điện, quá trình này làm giảm sự thuận tiện của quần áo khi độ ẩm môi trường thấp. 

Làm tăng tính chất bảo quản của vải sợi (bảo vệ sợi, trông có vẻ mới lâu). Ủi dễ dàng. 

Nhà sản xuất chất làm mềm vải cũng có những nhu cầu : 

Các phân tử chất hoạt động phải đa hoá trị để đáp ứng đối với nhiều loại sợi và nhiều điều kiện sử dụng. 

=> Đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. 

Có khả năng hoạt động kỹ thuật. Để đáp ứng đòi hỏi trên chất làm mềm cần phải thoả mãn các điều kiện sau : 

=> Gây ra cảm giác mềm mại mà không gây ra cảm giác nhớt hay ẩm ướt. Nó không làm thay dổi màu sắc của vải và chống tích điện. Nó phải đưa ra những giá trị lợi ích gia tăng nếu nó có thể. 

=> Sản phẩm cuối cùng phải có công thức ổn định, đơn giản hoặc nồng độ cao cùng với việc điều khiển độ nhớt dễ dàng. Sản phẩm có độ phân tán dễ dàng trong nước và che phủ ngay lập tức. 

=> Nó phải có tính chất hoá học ổn định trong qua trình lưu trữ không gây mùi và màu. 

 =>Nó phải đảm bảo được chất lượng và số lượng với mức độ độc và mức độ sinh thái cho phép.

=> Nó phải thể hiện tỉ lệ giữa giá trị và chất lượng cao hơn các sản phẩm khác. 

 

4. Nước xả vải có thật sự làm sạch xà phòng chỉ với một lần giặt?

Nguyên nhân của sự xuất hiện sản phẩm nước xả vải là vì vải sợi sẽ bị thô cứng dần qua nhiều lần giặt bằng bột giặt tổng hợp. Chất làm mềm là chất hoạt động bề mặt cationic (mang điện tích dương), còn chất tẩy rửa trong bột giặt là chất hoạt động bề mặt anionic (mang điện tích âm). Trong môi trường nước ngâm xả, hai chất này do mang điện tích trái dấu nên sẽ hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Đó là nguyên nhân vì sao nước xả có khả năng loại trừ được chất tẩy rửa trong bột giặt chỉ bằng một lần ngâm. 

 

5. Các nguy cơ từ nước xả vải

Không ít sản phẩm tẩy rửa như nước rửa bát, xả vải, lau nhà… được quảng cáo chiết xuất từ thiên nhiên, không gây hại… nhưng theo các nhà khoa học, chúng chủ yếu sản xuất từ hóa chất, ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Tương tự, chị Mùi ở Hào Nam (Hà Nội) cũng cho biết, chị từng dùng nước xả vải, bị dị ứng ở vùng kín nên kể từ đó không dám sử dụng sản phẩm gia dụng này. 

Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới thì trong nước xả vải thường có chứa những hóa chất như Benzyn acetate, Benzyn alcohol, Ethyl acetate, Camphor, Chloroform. Còn tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó trưởng khoa Công nghệ Hóa học (ĐH Bách khoa TP HCM) cho biết, khi sử dụng sản phẩm tẩy rửa vẫn còn lưu lại hóa chất trên bề mặt đồ dùng, nếu không được rửa sạch sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. 

Đối với chất hoạt động bề mặt (thành phần chính trong sản phẩm tẩy rửa), xu hướng thế giới là sử dụng những chất phân hủy sinh học. Nhưng do chúng có giá rất đắt nên các nhà sản xuất trong nước ít sử dụng mà thường dùng hóa chất độc hại, khi thải ra môi trường sẽ phá hủy hệ sinh vật. Người sử dụng loại sản phẩm này thường khô da do bị thẩm thấu, gây đột biến da, da bị mỏng. Nếu nặng có thể bị ung thư. 

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, để làm người tiêu dùng thông thái, tốt nhất không nên quá tin vào quảng cáo. Chẳng hạn nước xả vải, với lời quảng cáo chỉ cần xả một lần, mục đích là nhà sản xuất muốn hương thơm lưu lại trên quần áo của người tiêu dùng để họ bán được sản phẩm. Nhưng để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng không nên sử dụng nước xả vải cho những loại quần áo tiếp xúc trực tiếp với những vùng da nhạy cảm như đồ lót, đồ bơi, khăn mặt, khăn ăn, ga gối cho trẻ em. Ngay cả quần áo thông thường, nếu sử dụng nước xả vải mà không xả lại bằng nước sạch thì khi là ủi quần áo, sức nóng sẽ thúc đẩy sự bay hơi của các hóa chất vào không khí, khiến chúng đi thẳng vào cơ thể người thông qua đường hô hấp. Như vậy, người tiêu dùng đã đưa một lượng hóa chất vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe của chính mình. 

Chất làm mềm sợi thì an toàn cho tất cả các loại sợi có thể giặt được mà ko sợ hỏng. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể có trong trường hợp lạm dụng. Ví dụ , rót trực tiếp chất làm mềm lên áo quần có thể làm cho sợi biến màu khi sử dụng sản phẩm quá liều có thể dẫn tới cảm giác nhờn và làm giảm ái lực của nước và/hoặc thay đổi màu sắc. 

a) Sự thay đổi màu sắc 

Thay đổi màu sắc nghĩa là vải chuyển màu xám hay vàng , và thay đổi sắc thái hoặc màu nhuộm bị nhạt đi. Vấn đề này có nguồn gốc từ các hiện tượng khác nhau: 

- Chất hoạt động cationic tương tác với chất tăng trắng huỳnh quang anionic. Cho dù đây là sự nhận ra bằng thị giác và không thay đổi giữa các báo cáo.

 - Chất hoạt động bề mặt cation gây ra sự kết tủa của phần thừa chất tẩy rửa kết với chất bẩn , mà sự hiện diện của chúng làm cho quá trình tẩy rửa không xong được. Một vài sự thay đổi của sợi có thể xảy ra ngay cả khi không có mặt của chất làm mềm. Một vài vết bẩn có thể dính chắc trong quá trình giặt , là kết quả của vết bẩn sáng màu chuyển xám hay vàng và màu sắc trở nên đục. 

- Tạp chất màu như sắt , nicken , cobalt , hoặc muối đồng hiện diện trong dung dịch tẩy rửa. Độ trắng của chất làm mềm sợi phụ thuộc vào quá trình xử lý chất làm mềm, chỉ số tẩy rửa và loại sợi. Chất làm mềm khô cải thiện đáng kể độ trắng của sợi cotton.

 b) Tính kỵ nước 

Tính thấm ướt. Ái lực của sợi trong nước phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của chúng. Sự hấp thu của một số lượng sợi ưa nước như sợi cotton nhiều hơn với cùng số lượng sợi kỵ nước như sợi polyester. Hóa chất hút như là chất hoạt động bề mặt có thể làm thay đổi đặc tính đó.Ví dụ, chất làm mềm sẽ cho tác dụng với sợi ưa nước nhiều hơn là sợi kỵ nước. Do đó chúng làm giảm tính thấm ướt khi sử dụng. Hiệu ứng sẽ mạnh hơn với sợi pha tạp nhiều hơn là sợi thuần túy. Đặc tính này là rất quan trọng , khi vải được làm mềm hấp phụ mồ hôi của da khi chúng tiếp xúc với da. Đó là một hạn chế thực trong trường hợp của khăn lau mặt bông cho hiệu quả tẩy sạch ít hơn. Thực tế , đó là nước có tỷ lệ hấp thụ không đủ bởi sự hiện diện của chất làm mềm trên bề mặt sợi , với khả năng hấp thụ còn lại không đáng kể. Điều này có thể tránh bằng cách giới hạn khối lượng chất làm mềm trong dung dịch tẩy rửa. Bởi vì sự tăng dần của chất làm mềm theo thời gian thì sự gia tăng của nồng độ cationic trên bề mặt sợi là điều khó tránh khỏi. Tại cấp độ sử dụng dưới điều kiện thực tế , không tồn tại sự khác biệt giữa vải đã xử lý và vải chưa xử lý. Như đã đề cập , chất làm mềm sợi cotton đã trình bày là tăng cường độ thấm hơi nước. Hiệu ứng nghịch lý này là do sự giảm dung tích nước trong sợi. Khi mà sự trương lên ít hơn , sợi sẽ để lọt nhiều hơi nước hơn. Hiệu ứng giảm khi mà khối lượng của chất làm mềm trên sợi tăng. Cảm giác nhờn.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

article