Nước xả làm mềm vải có thể... gây ung thư?
Mùi càng thơm, độ độc hại càng cao
Không phải đến bây giờ mà cách đây từ rất lâu, các nghiên cứu của thế giới cũng chứng minh rằng, các sản phẩm giặt tẩy, làm mềm vải càng thơm càng có nhiều hóa chất độc hại.
Một khảo sát được Cơ quan bảo vệ môi trường ở Mỹ thực hiện năm 1991 cho thấy, có đến 95% các hương thơm đang được sử dụng là những hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ thay vì những hương thơm tự nhiên. Đặc biệt, các sản phẩm hương thơm như nước xả làm mềm vải còn sử dụng những chất gây độc đối với cơ thể như: toluen, aeton, focmaldehit, dẫn xuất của benzen, metylen clorua. Những loại chất này đã được chứng minh có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh.:.
Các nghiên cứu còn cho thấy, việc lạm dụng các loại hương thơm trong các sản phẩm gia dụng, trong đó có chất xả làm mềm vải có thể gây kích phát các cơn hen (suyễn) nhiều khi rất trầm trọng ở cả người lớn lẫn trẻ em.
Hiện tại, người ta cũng đã thấy mối liên hệ của hóa chất tạo hương thơm với tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh có liên quan đến co thắt đường thở do dị ứng. Một nguy cơ khác của việc sử dụng nước xả làm mềm vải là khả năng tăng nguy cơ bắt cháy rất nhanh của quần áo.
Tạp Chí Consumer Reports của Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu và kết luận rằng, nước xả làm mềm vải làm tăng nguy cơ bắt cháy của vải bông xù (làm khăn tắm), vải côtông và vải nhung lên gấp nhiều lần so với mức trung bình.
Năm 2006, một phụ nữ Canada đã tử vong vì bỏng nặng sau khi chiếc áo choàng tắm của bà bốc cháy do dính phải tàn thuốc. Chính vì vậy, một số tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đã khuyến cáo, nên thận trọng khi đưa các loại quần áo ngâm nước xả làm mềm vải đến gần các nguồn nhiệt để tránh nguy cơ hỏa hoạn.
Không dùng nước xả vải để giặt đồ cho trẻ sơ sinh
Mặc dù hiện tại ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu về tác hại thực sự của nước xả vải nhưng các bà mẹ luôn nhận được lời cảnh báo từ phía bác sĩ là không nên dùng chất nước xả để ngâm, giặt đồ cho trẻ.
Làm mềm vải bằng kinh nghiệm dân gian Theo kinh nghiệm dân gian, dùng giấm trắng đổ vào nước xả lần cuối trước khi giũ đem phơi hoặc cho vào máy giặt khi máy chuẩn bị li tâm để vắt nước lần thứ nhất. Liều lượng từ 100- 200 ml cho 6- 7 bộ quần áo. Nếu không có giấm trắng, bạn có thể dùng nước chanh tươi thay thế ( 2 quả cho 6-7 bộ quần áo). |
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trưởng khoa Da liễu phụ nữ và trẻ em, Viện Da liễu Trung ương cho biết, với trẻ sơ sinh do da của trẻ rất mỏng nên khi sử dụng các sản phẩm có hương thơm trên da (nhất là nước xả vải) các hóa chất sẽ dễ thấm qua hơn và cơ thể trẻ cũng non yếu nên dễ bị ảnh hưởng hơn nhiều so với người lớn. Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ bị dị ứng với mùi thơm từ nước xả vải là da nổi mẩn, sần và trẻ hay ngọ nguậy do ngứa. Nếu mùi thơm đậm đặc còn có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây choáng váng, mất thăng bằng khiến trẻ hay cáu gắt, quấy khóc..
Còn TS Hoàng Văn Hoan, Phó Viện trưởng Viện Hóa học công nghiệp nhấn mạnh, việc sử dụng các loại hóa chất trong nước xả vải không ít thì nhiều đều có độc hại. Chẳng hạn như để tạo mùi thơm, các nhà sản xuất thường hay sử dụng các hợp chất gốc hydrocacbon vòng benzen. Nhưng theo TS Hoan, vòng thơm benzen sẽ rất độc nếu không được kiểm soát và sử dụng bừa bãi. Vì vậy, các nhà sản xuất trước khi đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường đều phải có kiểm nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như bột giặt, nước xả vải... cần phải có sự kiểm định của Bộ Y tế.
Điều nguy hiểm hơn là thường nước xả làm mềm vải được hướng dẫn hòa trực tiếp vào nước giặt cuối và không cần xả lại bằng nước sạch nên nó tồn tại rất lâu trong quần áo, bay hơi từ từ và gây ra những tác động lâu dài đến sức khỏe, nhất là đối với trẻ em, người lớn tuổi và người bệnh. Đó là chưa kể việc là ủi, phơi, sấy còn khiến một số hóa chất độc hại bốc hơi mạnh, gây ra tác động nguy hiểm hơn. TS Hoan đưa ra lời khuyên, tốt nhất nên sử dụng cách mà dân gian vẫn hay làm là dùng chanh hoặc nước giấm trắng để làm mềm vải.
Mức độ gây độc của nước xả vải Theo Cơ Quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), nước xả làm mềm vải chứa một số thành phần hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng, trong đó bao gồm: Benzyl Acetate: có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy. Khi bay hơi gây kích ứng mắt, ho. Chất này có thể hấp thụ qua da. Benzyl Alcoho: gây ra một số rối loạn hệ thần kinh trung ương, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, tụt huyết áp đột ngột. Ethyl Acetate: gây tổn hại cho thận và gan. Limonene: gây ung thư. A-Terpineol: gây rối loạn hệ thần kinh trung ương. Nếu hít phải nhiều có thể dẫn đến viêm phổi hoặc phù phổi. Camphor: dễ dàng hấp thụ vào các mô cơ thể, gây kích ứng mắt, mũi, họng, co giật. Chloroform: là chất độc thần kinh, gây mê và gây ung thư. Người hít phải có thể bị đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, mất ý thức... |
- Người viết: Thái lúc
- Thư viện
- - 0 Bình luận
Viết bình luận
Bình luận