Refill - Return - Reuse - Reorder
AVCO & Câu Chuyện “Refill Bag in Box”
Chúng ta đang sống ở thời kỳ như thế nào?
Cơn bão đại dịch dường như không phải chỉ mang đến mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng, mà còn dập tắt một xu hướng "sống xanh" nở rộ suốt cả năm trước đó. Theo báo cáo của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD) năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Cùng với đó, lượng rác thải nhựa cũng đã tăng hơn gấp đôi lên đến 353 triệu tấn.
Việt Nam là một trong năm quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm. Con số 1,8 triệu tấn nhựa được thải ra mỗi năm ở Việt Nam trong khi chỉ có 27% trong đó được tái chế (theo số liệu của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc) khiến Việt Nam trở thành quốc gia bị chỉ mặt gọi tên trong danh sách những quốc gia đóng góp nhiều nhất cho ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới.
- Thực tế là lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, số còn lại đa phần được tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn.
- Trong khi, vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa chưa được xử lý, và “nằm chờ” ở những bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.
Các hoạt động chôn lấp, đốt không thể giúp phân hủy chúng mà còn gây ra các khí thải độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hơn thế nữa, điều đó còn gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết các loài vi sinh vật có lợi dưới lòng đất, các hoạt động nuôi trồng trên vùng đất đầy rác thải cũng cho hiệu quả kinh tế kém, và chính điều này đã phần nào hủy diệt môi trường sống và môi trường tự nhiên của chúng ta.
Không chỉ dừng lại ở đất liền, Rác Thải Nhựa đã tràn lan ngoài biển !!!
- Theo nghiên cứu, đến năm 2025 cứ 3 tấn cá trong lòng đại dương sẽ có 1 tấn rác thải nhựa và tới năm 2050, lượng rác thải sẽ nhiều hơn lượng cá trên các đại dương.
- Theo báo cáo do Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) công bố, hầu hết bao bì nhựa đã và đang bị vứt đi sau một lần sử dụng. Chỉ có 14% bao bì nhựa là được thu gom để tái chế.
- Hệ quả là mỗi năm các đại dương phải hứng 8 triệu tấn rác nhựa, tương đương mỗi phút lại có 1 xe tải chở rác nhựa đổ xuống biển. Và nếu tiếp tục thế này, ước tính tới năm 2030, trung bình cứ 1 phút sẽ có 2 xe rác được đổ ra biển và con số này sẽ tăng lên thành 4 xe rác vào năm 2050.
Cụ thể tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam là TP. Hà Nội và TP. HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon với bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng (ống hút nhựa, bao ni lông, chén nhựa, dĩa nhựa,...). Điều đó cho thấy chúng ta khó có thể từ bỏ thói quen sử dụng các vật dụng làm từ nhựa ngay lập tức, dù nhận thấy những hậu quả sẽ tồn đọng qua hàng ngàn năm cho việc phân hủy.
Phải bao lâu Việt Nam mới “xanh trở lại”?
Chỉ một chiếc túi nilon nhỏ nhưng phải mất ít nhất 100 năm mới có thể phân hủy, một chiếc chai nhựa dù nhỏ cũng cần ít nhất gần 200 năm mới phân hủy được. Hàng triệu tấn nhựa được sản xuất, tiêu thụ và thải ra môi trường mỗi năm, trong khoảng thời gian “100-200 năm chờ đợi” thì chúng đang ở đâu?
Các chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy được tái chế với tỷ lệ rất thấp, phần lớn là chôn, lấp, đốt hoặc hiên ngang nằm chờ trên những bãi rác. Một phần được thả trôi ra biển, ra đại dương, giết chết hàng nghìn loài cá và sinh vật biển. Những cái chết thương tâm của những loài sinh vật biển khi nuốt phải chai, lọ, vật dụng bằng nhựa. Hay những chiếc túi nilon giống như chiếc lưới tử thần không lối thoát, đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều loài sinh vật hiện nay.
Bạn hãy tự tưởng tượng xem, nếu một ngày trên thế giới tràn ngập rá